Sau chuyến đi ngoại khóa về Giáo Xứ Rạch Vọp – Sóc Trăng trong 2 ngày từ chiều thứ Bảy 16/10/2024 đến trưa ngày 17/10/2024, đã mang đến cho chúng con niềm cảm xúc thật xúc động, ngưỡng mộ và kính phục về hoạt động truyền giáo của Cha Xứ Rạch Vọp. Đến Rạch Vọp, vào lúc 4g chiều thứ Bảy 16/10/2024 đoàn chúng chúng con được Cha Xứ nhiệt tình hoan nghênh và chăm sóc chu đáo chỗ ăn chỗ ở và đặc biệt chúng con được dự lễ, đọc kinh tối Online cùng với Cha Xứ lúc 7g00 tối cùng này, và đồng thời được Cha Xứ giới thiệu tóm tắt về chương trình khảo sát cho ngày hôm sau. Chương trình được tổ chức là 5g sáng Chúa nhật lới sẽ chia thành 2 đoàn đi đón lương dân cách xa giáo xứ 15km-18km, một đoàn sẽ đi rước bằng thuyền, một đoàn sẽ đi rước lương dân về giáo xứ dự lễ bằng 2 chiếc “ Xe Tang Công Giáo”. Sau đây, chúng con xin trình bày phần ghi nhận và thu hoạch những gì chúng con nhận thấy, những gì chúng con suy tư và lóe lên trong chúng con những ý tưởng hoạt động truyền giáo cũng như có những sáng kiến tiếp theo sau chuyến đi này. Phần trình bày ghi nhận của chúng con được chia thành ba phần như sau:
A. Phần ghi nhận
Chuyến xe 1 của chúng con đón khách lương dân từ 5g sáng đến những nơi cách xa giáo xứ 15km, ghé 10 điểm để đón lương dân trong chuyến thứ 1. Chuyến thứ hai đi đón 8 điểm để đưa lương dân về giáo xứ dự lễ, tổng cộng 40 người. Qua quan sát, tìm hiểu và trao đổi với lương dân, đa phần là những người lớn tuổi đàn ông đàn bà và trẻ chúng con.. đã làm cho chúng con rất ấn tượng về đức tin mạnh mẽ của họ. Họ đến với Chúa bằng lòng thành cũng như bằng sự ngưỡng mộ kính phục của họ đối với Cha Xứ. Họ đã đứng đợi xe từ sáng sớm với tâm thế nhiệt thành hồ hởi khi đến thờ Rạch Vọp dự lễ. Họ nói với chúng con rằng chính đức tin yêu mến Chúa cũng như chính hiệu quả hoạt động truyền giáo của cha xứ đã thúc đẩy họ hăng say tham dự nhà thờ. Và tương tự có 3 chuyến tàu đi đón hàng chục người lương dân về dự lễ.
Sau khi đến nhà thờ, cha xứ đã tổ chức Thánh lễ cho tất cả đối tượng bao gồm nhiều người tân tòng (có đeo thẻ tên để phân biệt), nhiều người dự tòng, các em thiếu nhi lương dân, và nhiều người mới làm quen cũng đến nhà thờ để làm quen. Thánh Lễ đồng tế đã diễn ra vô cùng tốt đẹp và sâu sắc, đặc biệt phần bài giảng của cha xứ rất đơn sơ, thiết thực và có trọng tâm dẫn đưa mọi người tìm hiểu Lời Chúa, ý nghĩa lễ các Thánh Tử Đạo và các nghi thức mục vụ….. Cha xứ đã lôi cuốn mọi người cùng tham gia trao đổi qua các cuộc hỏi đáp thực tế. Mọi người đã rất chăm chú nghe và trao đổi chân thực. Thánh Lễ đã diễn ra vô cùng xúc động và ấm áp.
Sau thánh lễ cha xứ đã phân ra rất nhiều lớp để dạy giáo lý cho lương dân gồm các lớp: Đến Mà Xem, Muốn làm quen, Khai Tâm, Dự Tòng, Bồi đưỡng ; lớp giáo lý “Thiếu nhi”, “Thiếu Niên”, “Tráng Niên”.. tổng cộng là 11 lớp diễn ra từ 10g sáng đến 11g30 thì kết thúc. Các công tác viên và giáo lý viên rất nhiệt thành giảng dạy và cộng tác hữu hiệu cùng cha xứ.
Sau tiết học mọi người ra về được nhận quà và xuống ghe, lên xe đi về nhà của họ trong bầu khí vô cùng cảm động như đưa tiễn người thân về quê. Sau đó, lớp chúng chúng con vào vào nhà thờ để cùng với cha xứ cầu nguyện, chiêm niệm và chia sẻ với nhau về những gì đã làm được, những gì còn ấp ủ chưa làm được….thật là vô cùng ý nghĩa và thánh thiện cho hoạt động truyền giáo của giáo xứ Rạch Vọp.
Cuối cùng chúng con cùng cha xứ và các cộng tác viên dùng cơm chung. 12g30 chúng con lên xe về lại Saigon một cách bình an. Xin cảm tạ Thiên Chúa Ba Ngôi đã ban cho lớp chúng con được một chuyến ngoại khóa truyền giáo tại Rạch Vọp thật là tốt đẹp. Chúa Thánh Thần đã soi sáng cho mỗi người chúng con có nhiều ưu tư, suy tưởng về cách thức và thực trạng truyền giáo rất hữu hiệu của Cha xứ Rạch Vọp.
Những hình ảnh ấn tượng khi trong đoàn lương dân có những người đàn ông, phụ nữa 80-90 tuổi, có người là cựu chiến binh, có người là nhân viên nhà nước, có người đau ốm, những trẻ nhỏ thương yêu đã vuợt hàng cây số từ mờ sáng để đến nhà thờ, có người bệnh tật…nói chung chúng con thật sự xúc động và ấn tượng tốt đẹp về tinh thần hăng say đến nhà Chúa.
B. Phần suy tư
1/ Lúa chin đầy đồng mà thiếu thợ gặt
Cánh đồng truyền giáo còn rất bao la, còn rất nhiều người nghèo và người giàu chưa biết Chúa nhưng họ rất thành tâm tìm hiểu Chúa và muốn gặp trở về cùng Chúa. Chúng con nhận ra muốn làm truyền giáo theo phương thức của cha xứ Rạch Vọp cũng cần nhiều cộng tác viên, giáo lý viên cùng tham gia làm truyền giáo thì mới có kết quả đẹp như vậy. Các cộng tác viên, giáo lý viên đến từ những nơi xa, đủ mọi thành phần, trẻ em thiếu nhi, tráng niên…nhưng có một đức tin mạnh mẽ và ý chí vô cùng sắt đá, chính là niềm tin muốn cao rao một hình ảnh Chúa Giê Su nhân hậu đến cho mọi người. Qua đó, mỗi người chúng con chợt nghĩ về môi trường truyền giáo ở giáo xứ chúng con còn đó nhiều thiếu sót, còn đó nhiều tắc trách tự bản thân, tự xét mình đâu đó còn quá nhiều lúa chín mà thiếu thợ gặt, là chính mỗi người chúng con.
Chúng con suy tư nhiều về cách thức làm sao để tìm kiếm, tiếp cận và thu hút đối tượng lương dân, nhằm lôi cuốn họ cùng tham gia vào sứ vụ truyền giáo theo mô hình của giáo xứ Rạch Vọp. Tất nhiên mỗi nơi sẽ có thực trạng riêng, có sáng kiến truyền giáo riêng và có mô hình riêng nhưng nhấn mạnh rằng có Chúa ở bên là có tất cả.
2/ Emanuel – Chúa viếng thăm
Phương cách của cha xứ là phải chủ động tìm kiếm chiên lạc bầy, chiên nguội lạnh để tiếp cận, kêu gọi, khuyến khích, giúp đỡ chứ không ngồi chờ nói sáo ngữ làm sao để lương dân họ biết và chấp nhận Chúa qua việc rao giảng Tin Mừng bằng đời sống chứng nhân, giải thích cho họ biết nhiều hơn về đạo Công giáo chúng ta.
Khi chúng ta đến viếng thăm họ chính là Thiên Chúa đến viếng thăm họ, nhưng đồng thời chúng ta cũng xác tín sau đó khi họ đến với chúng ta thì cũng chính Thiên Chúa đến viếng thăm chúng ta. Dấu chỉ này cho chúng ta cảm nghiệm rằng cứ mạnh dạn dấn thân, mạnh dạn làm truyền giáo thì ắt Chúa Thánh Thần sẽ ban ơn trợ sức và nâng đở dẫn đưa chúng chúng ta đến bờ bến hoa trái,
Đối tượng truyền giáo của Rạch Vọp đa số là người nghèo, nhiều thành phần độ tuổi khác nhau, tuy nhiên chúng ta cũng suy tư nhiều là không dừng lại ở đối tượng này mà chúng ta còn phải nhắm đến các đối tượng là người giàu, người trí thức, daonh nhân…. Đây cũng là một thách thức, chúng ta cần phải có nhiều sáng kiến hơn để làm sao chúng ta có mô hình phù hợp cho mỗi đối tượng.
3/ Chúa Giêsu là Lương Y Quyền Năng để cứu chữa hồn xác mọi người
Theo cha xứ thì lương dân với trình độ thấp khi muốn họ đến với Chúa thì họ vẫn tìm kiếm một cái gì đó cụ thể thiết thực để họ tin, vì lẽ này cha xứ đã tổ chức một tủ thuốc cộng đoàn và khám bệnh phát thuốc miễn phí cho họ…Việc này chúng ta tin rằng đây là phép lạ mà chúng ta có thể làm thay cho Chúa Giêsu. Ngoài ra, chúng ta tin tưởng một cách mạnh mẽ rằng những công việc như giúp cho họ có công ăn việc làm, giúp cho họ một phương kế sinh nhai, cho họ ăn, cho họ quà cũng chính là những phép lạ mà Chúa Giêsu muốn chúng ta làm như là một Phương thế để cứu chữa phần xác của họ.
Và phương thức cứu chữa phần hồn cho họ bằng cách năng viếng thăm, lắng nghe chân tình, an ủi, cầu nguyện và thúc đẩy họ có một niềm tin vào Chúa Giêsu. Chúng ta thiết nghĩ việc an ủi và gieo vào lòng họ sự bình an của Chúa chính là liều thuốc hữu dụng để họ luôn cảm nhận rằng chính Chúa là Đấng mang đến cho họ sự bình an đích thực. Qua việc giảng dạy của cha xứ chúng ta nhận ra còn nhiều phương thức, sáng kiến khác để làm cho lương dân tin rằng chính Chúa Giêsu là Lương Y Quyền Năng cứu chữa hồn xác cho mọi người.
4/ Chúa Giê Su là Linh đạo tuyệt vời của mọi người
Chúng ta nghĩ Chúa Giêsu đã xuống thế làm người và 3 năm trường Người đã đi mọi nơi để cao rao giảng dạy cho muôn dân. Vì thế, tất cả công việc truyền giáo chúng ta phải làm bác ái truyền giáo chứ không phải bác ái xã hội đơn thuần, tức là chúng ta phải giảng dạy cho họ biết về đạo Chúa và chính Chúa. Thiếu mãng này chúng ta chắc rằng sẽ rất thiếu nếu chúng ta truyền giáo mà thiếu mục đích mục tiêu Giêsu.
Để làm cho việc rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu, qua hoạt động truyền giáo của Rạch Vọp, chúng ta cần quy tụ nhiều người cùng đồng tâm chí hướng để làm cộng tác viên hay giáo lý viên. Điều này cho chúng thiếu suy tưởng về giáo xứ của chính chúng thiếu cần phải có người chủ chăn dẫn đầu, phát động công cuộc truyền giáo, kêu gọi an em cùng đồng tâm nhất trí thực hiện sứ vụ này một cách sống động, thiết thực và hiệu quả. Suy niệm này thúc giục chúng ta cần phải mạnh dạn dấn thân hơn vào môi trường sống đạo của giáo xứ chúng ta ngay từ hôm nay.
5/ Chúa sẽ ân thưởng cho những ai tin vào Người
Trong thánh lễ kính nhớ các Thánh Tử Đạo Việt Nam, cha xứ đã giảng dạy cho họ biết về nguyên nhân, mục đích và ơn gọi của các thánh tử đạo chính là quê trời. Qua đây chúng ta suy tư là khi giảng dạy cho lương dân thì chúng ta cần thắp lên cho họ niềm hy vọng nước Trời mai sau mà chính Chúa Giêsu đã hứa ban ơn cứu độ cho nhân loại về sự sống đời đời mai sau trên thiên đàng. Vì vậy, chúng ta suy tư về cách thức làm sao chúng ta có thể mang đến cho họ về niềm tin này, thiết nghĩ mỗi người chúng ta phải rất vững vàng về Lời Chúa, Thánh kinh và Thần học thì mới cho họ vững tin được, chúng chúng con cần phải học tập nhiều hơn, nghiên cứu Lời Chúa nhiều hơn, cầu nguyện nhiều hơn để nhận được ơn Chúa Thánh thần.
Có rất nhiều người đến cuối đời sắp chết thì họ mới nhận ra Chúa khi đó họ cần được chúng ta đến để tháp nhậm đức tin Công giáo cho họ. Cha xứ đã chia sẻ có nhiều trường hợp nhiều người lương dân khi sắp qua đời họ muốn được rửa tội thì chính cha đã đến để rửa tội cho họ được gặp Chúa. Chúng ta suy nghĩ việc năng nổ và nhiệt thành chúng ta cần phải nhìn thấu đáo và phát hiện ra các linh hồn cần được lòng Chúa xót thương khi sắp lâm chung thì chúng chúng con không nề hà, không qua giáo điều cứng ngắt mà cần phải quảng đại để tiếp nhận rửa tội cho họ trong những trường hợp như vậy. Như cha xứ chia sẻ chúng ta có thể rửa tội cho mọi người qua bí tích rửa tội bằng nước, nhưng họ cũng có thể được rửa tội bằng thần khí Chúa Thánh thần.
6/ Mô hình truyền giáo
Đối với người nghèo chúng ta thấy phải làm truyền giáo một cách thiết thực bằng mô hình thực tế là cho họ thấy các lợi ích trước mắt, và từ từ giảng dạy Lời Chúa mỗi ngày một ích, nhưng trên hết chúng ta phải chứng mình đời sống chứng nhân Công giáo của mỗi người giáo dân chính thống. Điều này, các giáo xứ chúng ta, đứng đầu là các cha xứ, cần bồi dưỡng Lời Chúa, sống đạo thánh thiện để làm gương mẫu cho lương dân nơi cộng đồng họ đang sống.
Đối với người giàu chúng ta thấy rằng phải sống, thể hiện và chia sẻ đời sống thiêng liêng của người Công giáo chúng ta không phải nói suôn giáo điều hay cố chấp các điều mà trong đầu họ nghĩ là đạo chúng ta đi ngược lại truyền thống văn hóa của người Việt Nam như: không thờ cúng tổ tiên, ép buộc người ngoại giáo phải vào đạo khi cưới vợ gả chồng hay bị ép buộc làm điều này điều nọ trong các nghi thức phụng vụ… Trên hết là làm sao cho họ thấy đạo chúng ta nói về nước Thiên Chúa mai sau, về sự phù vân chóng qua của đời này, về lối sống đạo đẹp đời của người Công giáo nhằm thuyết phục họ tin rằng Chúa là của muôn người và đời này chỉ là đời tạm.
Đối người già thì cần phải an ủi, mang bình an đến cho họ và điều họ quan tâm ước mong có một lối ra khi đến gần cuối đời. Thắp lên ngọn lữa tin yêu và hy vọng nước Trời mai sau. Hãy cho họ niềm an ủi, bình an và niềm tin có Chúa.
Đối với trẻ em chúng ta suy tư là làm sao gieo Chúa vào các tâm hồn nhỏ bé này sự vui thích, dạy dỗ và lợi ích thiết thực qua các hành động phát quà, cho ăn, yêu thương giúp đỡ.. nhưng đồng thời cũng phải động viên người lớn thuyết phục họ cho chúng con em của họ thấm nhập từ từ mỗi ngày vào các hoạt động truyền giáo.
Mô hình truyền là mô hình “Miệng Truyền Miệng”, một người vào đạo sẽ nói, giới thiệu và hướng dẫn người khác vào theo. Việc này chúng ta thấy Rạch Vọp làm rất tốt và hiệu quả thiết thực. Có rất nhiều người đến và gia nhập gia đình Công giáo theo mô hình này. Thiết nghĩ, chúng ta cần có nhiều sáng kiến hơn theo mô hình miệng-truyền-miệng này để làm vinh danh Chúa, tất nhiên cũng phải có các công cụ truyền thông khác vận dụng để làm lan tỏa hơn Lời Chúa cho mọi người.
Về kinh phí truyền giáo chúng ta thấy Rạch Vọp trước tiên là đã tổ chức việc có xe đưa đón, thuyền bè đón đưa, quà tặng, của ăn và tủ thuốc cộng đoàn miễn phí cũng các hoạt động vật chất khác….tất cả chúng chúng ta nghĩ cần phải có kinh phí mà điều cha xứ đã chia sẻ với chúng ta là cần kêu gọi các ân nhân, mạnh thường quân tài trợ giúp đỡ hoặc mời gọi đóng góp từ giáo dân qua các sáng kiền. Chúng ta suy tư điều này là rất cần thiết, nôm na là “có thực mới vực được đạo”. Vì thế, việc quyên góp, kêu gọi tài trợ của các mạnh thường quân là động lực chủ yếu để chúng ta có thể có nhiều sáng kiến truyền giáo hơn.
C. Bài học rút ra:
Còn đó rất nhiều người, nhiều mảnh đời khác nhau và nhiều con chiên lạc sống xung quanh giáo xứ Rạch Vọp nhưng chính chung quanh nơi chúng ta sinh sống rất cần chúng ta lên đường rao giảng Tin Mừng Giêsu.
Qua mô hình tuyệt vời của Rạch Vọp chúng ta cảm nhận được niềm vui, động lực hăng say và thôi thúc chúng ta không còn thời gian chờ đợi nữa mà phải ra đi làm ngay việc truyền giáo trong chính cộng đồng nơi chúng chúng ta ở.
Chúng ta ý thức rằng mỗi người chúng ta đều có thể thay Chúa Giêsu làm phép lạ bằng chính những hoạt động bác ái truyền giá dưới các hình thức vật chất cho đi mà yêu thương.
Chúng ta thiết nghĩ Giáo hội Việt Nam chúng ta cần nhân rộng mô hình truyền giáo của Rạch Vọp, các vị chủ chăn cần chủ động phát động phong trào truyền giáo dưới bất kể hình thức nào phù hợp và chúng ta cần đồng tâm hiệp lực, trên dưới một lòng để thực hiện việc truyền giáo một cách thông nhất mà cơ bản là tại mỗi giáo xứ, giáo họ, và giáo điểm.
Đề nghì là chúng ta nên có một ngày mỗi tuần để cầu nguyện cho truyền giáo và cần có những hành động thiết thực của mỗi nơi qua các hoạt động vật chất và phi vật chất để làm sao mọi người lương dân thấy và cảm nhận được tinh thần Giêsu trong mỗi chúng ta.
Cuối cùng, Giáo hội chúng ta cần triển khai ngay các sáng kiến và mô hình truyền giáo của mỗi giáo phận phù hợp với môi trường văn hóa vùng miền, và cần có một tổ chức nhất quán để cần triển khai hành động truyền giáo ngay.
Chúng con kính cảm ơn Cha chủ nhiệm lớp, Cha sở và Cha phó Rạch Vọp, xin cảm ơn các anh chị em cộng tác viên, giáo lý viên của Rạch Vọp mà chỉ qua một ngày cho chúng con những ấn tượng tốt đẹp sâu sắc và kính phục các việc tông đồ truyền giao mà các ngài đã làm và sinh hoa kết trái trong Chúa. Chúng con cũng đặc biệt Cha xứ Rạch Vọp đã chu toàn giúp đở, chăm sóc đoàn chúng con nơi ăn chốn ở trong thời gian ngoại khóa này, nguyện xin Thiên Chúa Ba Ngôi tuôn đổ tràn đây hồng ân trên các Ngài, kính chúc các Ngài luôn khỏe mạnh, bình an, và hạnh phúc trong Chúa. Chúng con cũng xin các cha cùng anh chị em tiếp tục cầu nguyện thêm cho chúng con để chúng con lên đường truyền giáo cách nào đó hữu hiệu, cách nào đó phát xuất từ kết quả truyền giáo của giáo xứ Rạch Vọp.
Một lần nữa kính cảm ơn các cha và Anh chị em giáo xứ Rạch Vọp.
Trân trọng kính chào