Qua mô hình tuyệt vời của Rạch Vọp chúng ta cảm nhận được niềm vui, động lực hăng say và thôi thúc chúng ta không còn thời gian chờ đợi nữa mà phải ra đi làm ngay việc truyền giáo trong chính cộng đồng nơi chúng chúng ta ở.
Tạ ơn Chúa, cảm ơn Cha Xứ, bà con giáo dân và lương dân tại Rạch Vọp đã cho chúng tôi một trải nghiệm đặc biệt về truyền giáo tại vùng sông nước Sóc Trăng, giáo phận Cần Thơ. Xin Chúa chúc lành và ban ơn trên Cha Xứ, các giáo lý viên, bà con giáo xứ Rạch Vọp.
Những điều tôi đã thấy, đã nghe ở Rạch Vọp rất nhiều nhưng không thể kể và diễn tả hết được. Tuy nhiên, sau chuyến đi này tôi nhận thấy rằng: số người chưa biết Đức Kitô là một biển người đông đảo. Do đó, truyền giáo là một đòi hỏi khẩn thiết, “Giáo hội cần canh tân lại việc dấn thân truyền giáo của mình” (RMi 2).
Nhà truyền giáo không chỉ có cái tâm muốn dấn thân, nhưng đồng thời phải có một động lực đủ mạnh và can đảm để dấn thân cách cụ thể mà không sợ hãi hay ngại khó ngại khổ. Khi ta dám làm thì chắc chắn một điều “Ơn Chúa luôn đủ cho ta”.
“Anh em hãy chăn dắt đoàn chiên mà Thiên Chúa đã giao phó cho anh em: lo lắng cho họ không phải vì miễn cưỡng, nhưng hoàn toàn tự nguyện như Thiên Chúa muốn, không phải vì ham hố lợi lộc thấp hèn, nhưng vì lòng nhiệt thành tận tuỵ. Đừng lấy quyền mà thống trị những người Thiên Chúa đã giao phó cho anh em, nhưng hãy nêu gương sáng cho đoàn chiên” (1Pr 5, 2-3).
Người lương dân gặp gỡ Chúa để họ được biến đổi qua Thánh lễ hằng ngày và qua các lớp giáo lý. Nhờ việc đến nhà thờ họ được đón nhận ân sủng của Thiên Chúa nhờ đó họ được biến đổi.
Một điểm độc đáo khác ở họ đạo Rạch Vọp là cha sở đã biến chính những anh chị em lương dân đã đến nhà thờ trở thành cầu nối để dẫn những người khác đi theo. Một hình thức có thể nói là mới lạ và cũng phiêu lưu là: mỗi khi tặng quà cho một người hay một gia đình thì sẽ có kèm theo một phần quà nhỏ được nhờ chuyển trao đến một gia đình lân cận của người đó. Hoặc vào mỗi dịp lễ tết, những người lương dân đang sinh hoạt ở họ đạo sẽ được phát một thư mời cho những ai chưa từng đến nhà thờ, để cùng tham gia. Chính sáng kiến này đã làm tăng thêm con số anh chị em lương dân đến nhà thờ ngày một tăng thêm.
Chúng tôi rời họ đạo Rạch Vọp đầy lòng cảm mến và phấn khởi. Cảm mến vì Chúa đã ban cho Giáo hội có những “thợ gặt lành nghề” với sự dấn thân đầy nhiệt tâm, hăng say và quảng đại. Niềm phấn khởi nơi mỗi người chúng tôi hệ tại lời mời gọi của Chúa: ““Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về” (Mt 9,37-38). Lời đó vẫn hằng thúc bách chúng tôi – những nhà truyền giáo của Chúa – hãy can đảm và dấn thân trên cánh đồng truyền giáo còn rất bao la của Giáo Hội.
Chuyến trải nghiệm Mục Vụ Truyền Giáo tại Rạch Vọp cho thấy ân sủng và lòng thương xót của Thiên Chúa luôn dồi dào trên dân Chúa và mọi dân, và tất cả những ai mở lòng. Sự duy trì sinh hoạt cho lương dân tại giáo xứ vào các Chúa Nhật chính là lời ca ngợi tình thương của Chúa và khuyến khích những tấm lòng quảng đại đến mới muôn dân.
Tôi thấy được Chúa đã đụng chạm đến bà con nơi đây, và tôi gọi đó là cái đụng chạm “thần linh”. Tôi không thể nào tưởng tượng được đây toàn là bà con lương dân, không có nét nào để nói lên điều đó. Họ đụng chạm và hiểu lời Chúa rất tốt, rất chuẩn. Họ được lời Chúa tác động vì thế qua cung cách họ thể hiện toát lên vẻ hiếu hòa. Tôi hỏi bà con đi lễ thấy sao? Xa vậy sao mà chịu khó đi vậy? Họ vui vẻ trả lời: “không đi thấy thiếu thiếu sao á”.
Điều tôi ngỡ ngàng là: các ông các bà đều vào lớp học giáo lý hết. Chúng tôi được cha dẫn đi thăm từng lớp một. Vào lớp tôi có ghé hỏi thăm một cụ bà. Bà năm nay bao nhiêu tuổi? Bà trả lời, tôi năm nay 71 tuổi, tôi hỏi tiếp, bà đi nhà thờ được mấy năm rồi? Bà nói đi được 7 năm rồi. Sự khao khát của bà cụ làm cho tôi cứ mãi nghĩ suy.
ĐẾN MÀ XEM ! ở giáo xứ Rạch Vọp. Xem cái gì? Xem như thế nào? Xem ai? Những thứ đó đều được diễn tả trong một ngày Chúa nhât. Xem họ xếp hàng thứ tự đi nhận quà, không chen lấn, không dành giật. Xem họ nhận quà cho mình và nhận thêm phận cho người nghèo hơn mình nữa. Xem họ nhận thư mời cho những người nghèo họ biết và họ muốn giới thiệu. Xem và học hỏi được rất nhiều thứ, giúp cho những ai đến đó đều mang về một năng lượng tích cực, một suy nghĩ tích cực và một lối sống lành mạnh và tích cực hơn.
Quả thật, một nhà truyền giáo phải là người say mê Chúa Giêsu và làm theo cách của Ngài. Trong ba năm rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu đã đi hết làng này đến làng khác để làm cho họ trở thành môn đệ của Người. Phải như thế cha Ga B mới hăng say đến như vậy. Ngài làm theo nguyên lý truyền giáo: ăn - học và nuôi - dạy.
Trong Chúa Thánh Thần và trong chính tình yêu, lòng hăng say, sẽ thúc bách bước chân người truyền giáo sẵn sàng ra đi để đáp lại lời mời gọi của Chúa: "Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở nên môn đệ của Thầy, anh em hãy làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần." (Mt.28,19)
Ẩn dưới nụ cười và niềm vui ấy là những hy sinh âm thầm và lòng quảng đại của biết bao người, nhất là của cha sở, cha phó, quý soeurs, quý ban hành giáo và biết bao nhiêu những người cộng tác với cha sở nơi đây khi sẵn sàng cho đi, khi quảng đại đóng góp phần nhỏ bé của mình cho công việc truyền giáo của giáo xứ.
Giáo điểm đã tạo cơ hội để quy tụ: Tổ chức thánh lễ hàng tuần, các lễ hội, các buổi nói chuyện chuyên đề, khám bệnh, phát quà, văn nghệ, hội chợ, siêu thị 0đ, trợ giúp phương tiện đi lại...
“Rước lương dân đi lễ” một điều nghe có vẻ thật viễn vông, là một điều không thể, nhưng đây lại là một sự thật hoàn toàn tại Giáo Xứ Rạch Vọp và cũng là giáo điểm truyền giáo Rạch Vọp, Giáo Phận Cần Thơ.
Anh đến thăm em lúc chiều tà xế bóng
Hoàng hôn khép lại, thủy triều vọng vỗ về
Dẫn đưa Lương Dân đến nhà thờ hằng tuần là một định hướng mới lạ, hầu như ai cũng lường trước được những khó khăn, nhưng như cha giáo Gioan Baotixita Trương Thành Công xác tín: đây chính là nhiệm vụ khẩn thiết và rất khả thi.
Lời Chúa đã thúc đẩy những người ngọai sống đạo tốt hơn và một khi họ đã hiểu Lời Chúa thì Chính Chúa Thánh Thần sẽ dẫn dắt họ theo đạo được bén rể sâu hơn.